Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao

“Nếu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì không gian và thời gian chính là hình thức cảm nhận thế giới và con người” – Trần Đình Sử

Không gian, thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc lý luận văn học, thời gian và không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học không giống với thời gian và không gian thực tại ngoài cuộc sống. Nếu như thời gian và không gian thực tại là thời gian vật lý để mỗi người nhận thức được về cuộc sống xung quanh mình thì thời gian và không gian trong các tác phẩm văn học chủ yếu là thời gian, không gian tâm lý do con người tạo dựng ra nhằm một mục đích nghệ thuật nào đó. Bởi vậy, không gian và thời gian cũng là một thủ pháp nghệ thuật. Đặc biệt đối với ca dao, bút pháp này càng được sử dụng rất tài tình.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao

Không gian trong ca dao 

Không gian là một khái niệm quen thuộc khi nhắc đến những tác phẩm văn học, bất cứ tác phẩm nào cũng có không gian, nơi mà tác phẩm đó ra đời. Mỗi thể loại văn học khác nhau thì lại có những kiểu không gian nghệ thuật khác nhau. Ví dụ, không gian trong truyện cổ tích là không gian thần thoại, với khung cảnh của tiên giới, của những ông bụt bà tiên. Không gian trong văn học hiện thực thì chân thật, tù túng và quyện đặc trong cái khổ, cái đau. Còn không gian nghệ thuật trong ca dao thì gắn liền với làng quê Việt Nam, với những hình ảnh quen thuộc như cây đa, bến nước, sân đình:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Hay:

“Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

Đôi khi lại là những danh lam thắng cảnh gắn liền với từng địa phương, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của những người dân làng quê, ca dao luôn vẽ lại những cảnh đẹp đó  chân thực và đầy tự hào. Dó là những “xứ Huế”, xứ Nghệ”, xứ Quảng’, là “nước non Cao bằng”, là “núi Nùng – sông Nhị”, là “sông Hương- núi Ngự”…:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

hay:

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nhìn chung không gian trong ca dao rất quen thuộc, bình dị, tồn tại trong cuộc sống hàng ngày, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, đó là không gian nơi cả một dân tộc đã được nuôi dưỡng và trưởng thành. Tuy nhiên, bình dị không có nghĩa là không nghệ thuật, Không gian trong ca dao cũng mang tính hai mặt: vừa là không gian thực tại khách quan như nó vốn tồn tại, vừa là không gian chỉ có trong hư cấu, tưởng tượng của nhân vật trữ tình, những bối cảnh không gian trữ tình cho sự nảy sinh cảm xúc- tâm lí của con ngừoi lao động chân chất, cần cù, giàu tình cảm cộng đồng. Đây được gọi là không gian tâm trạng. Không gian tâm trạng mang tính tượng trưng, chịu sự chi phối bởi cảm xúc của nhân vật trữ tình, trở thành cái cớ để nhân vật giãi bày tâm trạng của mình:

Chiều nay có kẻ thất tình,

Tựa mai-mai ngả, tựa đình- đình xiêu

Và:

“Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi”

Ta có thể thấy không gian trong những câu thơ trên không logic về mặt vật lý, nhưng lại rất hợp lý khi gắn với tâm trạng của nhân vật, hoàn toàn bị chi phối bởi nhân vật. Khi người buồn cảnh cũng buồn, khi người vui thì cảnh dù có xấu đến đâu ta vẫn tìm được cái đẹp của nó.

Thời gian trong ca dao

Cũng như không gian, thời gian trong ca dao là thời gian tâm trạng, không tuân theo quy luật tự nhiên. Thời gian thường thấy trong ca dao là khoảng thời gian “chiều chiều”:

Chiều chiều ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ

Hoặc “đêm đêm”:

Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Đây là những khoảng thời gian dễ tác động đến tâm trạng của con người, có khả năng làm chất xúc tác thúc đẩy tâm trạng của nhân vật lên tới đỉnh điểm. Họ đối mặt với bản thân, với nỗi buồn của mình nên dễ dàng bộc lộ cảm xúc khi rơi vào trạng thái một mình. Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi, ngày về, hôm qua, đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói, đây là những từ không rõ ràng, chỉ một khoảng thời gian bất định. Tác giả không cần phải diễn tả thời gian rõ ràng bởi thời gian bị chi phối bởi tâm trạng của nhân vật, nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý là do nhân vật quyết định.  ca dao không nhằm bảo đảm “cái lí thông thường” mà chỉ cốt biểu đạt ‘cái lí của lòng người”, “ cái logic1 của tâm trạng”. Và như vậy cũng là đảm bảo “cái lí của nghệ thuật”. Chính vì thời gian ở đây chỉ là ước lệ, nên thời gian không có nhiệm vụ phải diễn đạt thời gian, sự xuất hiện của nó là làm tiền đề cho cảm xúc được bộc lộ.

Trong ca dao, thời gian nhập nhằng và bất hợp lý, quá khứ hiện tại đôi khi chỉ diễn ra trong một câu thơ. Thời gian gắn liền với lời nguyện ước hoặc tâm trạng nhớ nhung, nỗi nhớ quay quắt khiến chính thời gian cũng đảo lộn:

“Tìm em đã tám hôm nay,

Hôm qua là tám, hôm nay là mười”

Trong ca dao, thời gian có cấu trúc diễn tả đặc biệt, mỗi khoảng thời gian lại gắn với một kiểu tâm trạng khác nhau, đau lòng hay vui vẻ để có một khoảng thời gian diễn tả nó. Đặc điểm lớn nhất khi nhắc tới thời gian trong ca dao chính là mang tính quy ước, không phải là thời gian hiện tại mà là thời gian tâm trạng, được tạo ra để diễn tả cảm xúc của nhân vật.

Ca dao là viên ngọc sáng ngời của văn học, những thủ pháp nghệ thuật của nó không thua kém bất cứ giai đoạn văn học nào. Không gian và thời gian trong ca dao là những phạm trù thuộc về hình thức, song chức năng chính lại là diễn tả nội dung, qua đó người đọc hiểu hơn về tâm trạng của nhân vật. 


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Shopee siêu sales
Sách cùng danh mục
Sưu tầm những câu Ca dao tục ngữ hay nhất về đạo đức

Sưu tầm những câu Ca dao tục ngữ hay nhất về đạo đức

Những câu ca dao tục ngữ về đạo đức được ông cha ta đúc kết kinh nghiệm nhằm răn dạy con cháu...

Sưu tầm những câu Ca dao tục ngữ hay nhất về gia đình

Sưu tầm những câu Ca dao tục ngữ hay nhất về gia đình

Gia đình luôn là nơi bình yên nhất khi chúng ta trở về, dù ở ngoài kia có bất cứ sóng gió hay giông...

Những câu Ca dao - Tục ngữ hay về tình yêu đôi lứa

Những câu Ca dao - Tục ngữ hay về tình yêu đôi lứa

Những câu ca dao – tục ngữ về tình yêu đôi lứa được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay, cho đến...

Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước

Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam. Ngay từ những vần thơ đầu...

Sách đọc nhiều nhất
Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước

Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước là một chủ đề lớn của văn học Việt Nam. Ngay từ những vần thơ đầu...

Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo

Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo

“Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo” có nghĩa là khi chúng ta thương nhau...

Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con

Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con

“Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con” có nghĩa là bố mẹ hiền lành thì đời...

Ca dao Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Ca dao Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Truyền thống cha truyền con nối được xuất hiện từ thời phong kiến ngày xưa, vua là thiên tử và con...

Những câu Ca dao - Tục ngữ hay về tình yêu đôi lứa

Những câu Ca dao - Tục ngữ hay về tình yêu đôi lứa

Những câu ca dao – tục ngữ về tình yêu đôi lứa được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay, cho đến...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu quý người thầy - những người mang đến tương lai tốt...