Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh

Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của tình yêu tổ quốc, quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu. Tiếng gà trưa gợi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

Nội dung bài thơ, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, sáng tác, cảm nhận bài thơ Tiếng gà trưa và giới thiệu sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh.

Đôi nét về bài thơ Tiếng gà trưa

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa

  • Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân
  • Phần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu
  • Phần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư

Phương thức biểu đạt của bài thơ Tiếng gà trưa

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Tiếng gà trưa là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 

Giá trị nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tiếng gà trưa

  • Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
  • Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
  • Sử dụng điệp từ

Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Tác giả là nữ thi sĩ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh được xem là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt từ sau 1945. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Người mang những dòng tâm tư, tình cảm, sự trong sáng, một tình yêu nồng nhiệt, sự hết mình và chân thành của mình vào từng câu thơ. Nhà thơ nói hộ tiếng lòng, khát vọng yêu, được yêu và được là chính mình cho các độc giả nữ nói riêng.

Nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Bài thơ này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.

Nguồn:
1. Xuân Quỳnh, Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968
2. Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 1982
3. Xuân Quỳnh, Sân ga chiều em đi, NXB Văn học, 1984
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (tập 2), NXB Giáo dục, 2004
5. Sách giáo khoa Văn 5 (tập 2), NXB Giáo dục, 1989

Chú giải:

  • lang mặt: Da mặt có những đám trắng loang lổ do bệnh lang ben (bệnh ngoài da, do một thứ nấm gây ra). Trong dân gian xưa lưu truyền quan niệm cho rằng nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt.
  • sương muối: Sương đông thành những hạt băng trắng xoá phủ trên mặt đất và cây cỏ, trông như muối, chỉ xuất hiện khi thời tiết rất lạnh, có hại đối với cây cối và loài vật.
  • chéo go: Vải dày, trên mặt vải có những đường dệt chéo song song với nhau theo bề ngang khổ vải.
  • chúc bâu: Vải trắng dày dệt bằng sợi bông thông thường.

Phân tích và cảm nhận bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Phân tích và cảm nhận bài thơ Tiếng gà trưa

Theo thời gian, mọi thứ luôn có thể thay đổi theo năm tháng nhưng có lẽ có một điều không bao giờ thay đổi đó là những rung động đó là ký ức tuổi thơ. Đối với nhà thơ Xuân Quỳnh ký ức ấy là tiếng gà “Cục... cục tác cục ta” âm thanh của những năm tháng sống êm đềm bên người bà kính yêu. Từ những tình cảm tha thiết mến yêu bà, người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương đất nước và cảm xúc bình yên cho tâm hồn mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người đọc.

Âm thanh tiếng gà trưa là âm thanh dung dị, gần gũi với những người dân quê Việt Nam, nó chất chứa bao ý nghĩa, tình cảm và với người chiến sĩ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng vậy. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa rõ nét, chân thực và sâu sắc âm thanh của tiếng gà trưa trên đường hành quân.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1968, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt và gian khổ, trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã chọn cho mình một điểm gợi cảm xúc đó là trên con đường hành quân:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”

Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ven đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Như một lời kể về chuyến hành trình bắt gặp cảm xúc, trên con đường hành quân, khi đi qua một xóm nhỏ, nghe tiếng gà vọng ra, vọng về cả một vùng trời bâng khuâng xúc cảm. Tiếng gà ấy vừa vang lên thì: 

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Từ “nghe” được điệp lại ba lần đặt ở đầu ba câu thơ như bật lên niềm xúc cảm xao xuyến bâng khuâng khó tả của lòng người. Tiếng gà dường như có một sức mạnh ghê gớm khiến cho chỉ vừa cất lên đã làm cho nắng ngả phải xao động hay có lẽ chính là lòng người xao động làm cho nắng nhìn như ngả sang.

Chỉ cần nghe được tiếng gà ấy mà bao nhiêu mệt nhọc trên con đường hành quân như tan biến hết bởi kí ức tuổi thơ theo tiếng gà ùa về đã làm cho bàn chân vơi mỏi. Khi ấy, mọi hình ảnh của tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Kỉ niệm tuổi thơ bên bà là những cô gà mái mơ “khắp mình hoa đốm trắng” cùng “lông óng như màu nắng”. Rồi cả tiếng bà mắng nhìn gà đẻ sẽ lang mặt đều là những hình ảnh không thể nào phai nhòa trong kí ức Xuân Quỳnh. Kỉ niệm ấy còn là tình cảm chắt chiu thầm kín của bà:

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Hình ảnh người bà “tay khum soi trứng” thật đẹp, thật hiền từ, đó là hình ảnh của một người bà tần tảo, chu đáo sớm hôm lo cho đàn gà đẻ trứng và cũng là lo cho gia đình thân yêu.

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Mọi hi vọng bà đều đặt vào đàn gà, bà lo trời sương muối, đàn gà không chịu được và chỉ mong cuối năm bán gà có được tiền cho cháu mua quần áo mới. Có lẽ hình ảnh của những bộ quần áo được đổi bằng tiền bán gà, đổi bằng những tần tảo sớm hôm của bà vô cùng đặc biệt, đó là chiếc quần chéo go rộng đến quét đất, rồi chiếc áo chúc bâu rộng thùng thình, khi đi lại nghe sột soạt.

Tất cả những món ấy tuy bình dị mà hết sức thân thương, trìu mến, đó không chỉ là cái quần, cái áo mà còn là công sức, tình cảm yêu thương của người bà thầm lặng cho cháu. Tình cảm ấy luôn được ẩn giấu trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Và từ tình cảm gia đình cụ thể, Xuân Quỳnh đã khái quát lên tình cảm lớn lao rộng rãi đó là tình yêu tổ quốc:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Ta như hình dung ra tâm trạng người lính từ những kỉ niệm về tuổi thơ của mình mà khi quay về thực tại với con đường hành quân trở nên giàu lòng hăng hái với giọng thơ tràn trề sinh khí. Xuân Quỳnh đã khẳng định mục đích chiến đấu hôm nay đó là vì tổ quốc, vì bà, vì kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của mình.

“Ổ trứng hồng tuổi thơ” không đơn thuần là những hình ảnh kỉ niệm mà còn biểu tượng cho sự êm đềm, thanh bình của một làng quê mà khi giặc Mỹ đến đã phá tan sự yên bình ấy. Và nhà thơ khẳng định mình chiến đấu hôm nay chính là vì muốn bảo vệ quê hương, bảo vệ sự yên bình của mọi mái nhà trên tổ quốc.

Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước lớn lao của người chiến sĩ.


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Shopee siêu sales
Sách cùng danh mục
Những tác giả xuất sắc của nền văn học Trung Quốc thời cổ đại

Những tác giả xuất sắc của nền văn học Trung Quốc thời cổ đại

Nên nền văn học Trung Quốc chứa đựng nền văn hóa lớn, đặc biệt là thời kì cổ đại, phong kiến,...

Mùa xuân nho nhỏ - mang cả mùa xuân xứ Huế vào trong thơ ca

Mùa xuân nho nhỏ - mang cả mùa xuân xứ Huế vào trong thơ ca

Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải là một tác phẩm vô cùng xuất sắc. Lời thơ nhẹ nhàng nhưng...

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam nổi tiếng với cách viết văn đậm chất thơ không theo cốt truyện, song ông không bao...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của đất nước....

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài....

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều thể...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng,...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng...

Sách đọc nhiều nhất
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...