Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời của Bác gắn liền với sự nghiệp cách mạng, với trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó Bác còn là một nhà văn, nhà thơ. Để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bác Hồ mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Tiểu sử

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Chủ tịch nước từ năm 1951 đến khi qua đời.

Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác nhau. Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông là lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh, tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chiến tranh Đông Dương chấm dứt. Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này. Hồ Chí Minh rời khỏi chính trường vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969.

Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.

2. Phong cách sáng tác

Ở sự nghiệp sáng tác Bác thành công ở ba thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

Là một người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng Bác Hồ vẫn rất khiêm tôn, mặc dù rất yêu văn thơ và rất đỗi tài hoa nhưng Người không bao giờ thừa nhận mình là một nhà văn, nhà thơ. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, với một lòng yêu nước chảy bóng, Bác – một người thanh niên với hai bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người nhận ra văn chương cũng chính là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng.

Quan điểm nghệ thuật của Bác cũng rất đặc biệt. Văn chương vừa là một thứ vũ khí, vừa là động lực thúc đẩy nhân dân chiến đấu. Bác cho rằng văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Thế nên những câu chữ của Bác đều để phục vụ chiến đấu, phục vụ nhân dân, Người kêu gọi, vận động quần chúng tham gia cách mạng.

Theo Bác, văn chương là phải phản ánh chân thực cuộc sống và hiện thực cách mạng, noi gương người tốt việc tốt và lên án, phê bình cái xấu. Người cầm bút cần phải chú ý đến hình thức thể hiện, không viết quá cầu kì, xa lạ, quan trọng là hình thức và nội dung phải đảm bảo cả hai yếu tốt là hấp dẫn người đọc. Ngôn từ cần được chọn lọc kĩ càng, bảo đảm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Bác. Bài thơ không chỉ thành công thể hiện được tình yêu đất nước nồng nàn mà qua đó chúng ta càng trân trọng hơn cuộc sống lao động của những người dân thật thà, chất phát và giản dị. Tình yêu của Người với dân tộc, với người dân không câu từ nào có thể diễn tả hết được. Người luôn giữ tinh thần lạc quan trọng mọi hoàn cảnh. Bài thơ giúp độc giả ngẫm ra nhiều điều trong cuộc sống, từ đó chúng ta càng thêm yêu tự do, yêu cuộc sống thời bình ngày hôm nay chúng ta có được.

3. Những câu nói hay của Bác Hồ

Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình.

Chữ "người", nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ.

Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cuộc đời cũng như sự nghiệp cầm bút của Bác Hồ!


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Shopee siêu sales
Sách cùng danh mục
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều thể...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng,...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng...

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

“Truyện Kiều” là một tác phẩm thấm nhuần tinh thần nhân đạo, với tiếng thương từ ngàn đời...

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh được xem là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt từ sau 1945. Thơ...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn đem đến...

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là một trong những tác giả tiêu biểu nhất trên văn đàn Việt Nam. Với nhiều năm hoạt động...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là gương mặt tiêu biểu...

Sách đọc nhiều nhất
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...