Mùa xuân nho nhỏ - mang cả mùa xuân xứ Huế vào trong thơ ca

Thanh Hải được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm nhẹ nhàng nhưng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng và đã được phổ thành nhạc. Bài thơ thể hiện sự quyến luyến và mong muốn chân thành được cống hiến tài năng của mình cho đời của tác giả.

Mùa xuân nho nhỏ - mang cả mùa xuân xứ Huế vào trong thơ ca
Mùa xuân nho nhỏ - mang cả mùa xuân xứ Huế vào trong thơ ca

Mùa xuân tươi đẹp của xứ Huế trong những vần thơ đầu tiên

Ngay từ những dòng đầu tiên của bài thơ, mùa xuân của xứ Huế đã hiển hiện ra ngay trước mắt bạn đọc. Mùa xuân của xứ Huế nhẹ nhàng, bình yên với những bông hoa tím, giọt sương long lanh của buổi sớm mai. Nhưng cũng không kém phần sôi động, rạo rực với tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

Giữa dòng sông xanh thẳm “mọc” lên “một” bông hoa. Với động từ “mọc” giữa dòng sông, chúng ta có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ, kiên cường của một bông hoa mỏng manh màu tím.

Bông hoa này gợi nhắc cho chúng ta nhớ đến hình ảnh những cô gái xứ Huế với tà áo dài tím thướt tha. Tuy mỏng manh, đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi gian nan, vất vả để “khoe sắc thắm” cho đời.

“Ơi” là tiếng gọi thiết tha của tác giả như muốn níu lại tiếng hót vang của những chú chim chiền chiện. Chỉ với động từ “hứng” chúng ta như trông thấy được hình ảnh giọt sương trong veo đang từ từ rơi xuống khỏi chiếc lá. 

Tác giả đang đưa tay ra hứng trọng giọt sương như nâng niu trân quý vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Khổ thơ đầu tiên của mùa xuân nho nhỏ đã đưa chúng ta đến với hình ảnh mùa xuân xứ Huế mộng mơ cũng như cảm xúc chân thành, muốn được hòa mình vào vẻ đẹp đó của tác giả.

Mùa xuân xứ Huế hiện lên trong những dòng thơ đầu tiên
Mùa xuân xứ Huế hiện lên trong những dòng thơ đầu tiên

Vẻ đẹp mùa xuân của đất nước, quê hương

Hình ảnh mùa xuân của xứ Huế đã được tác giả mở rộng ra bằng mùa xuân của quê hương đất nước. Mùa xuân của những người cầm súng, ngày đêm nỗ lực chiến đấu trên chiến trường. Song song với đó còn là mùa xuân của những người ra đồng, luôn tích cực tăng gia sản xuất cung cấp cho tiền tuyến máu lửa.

Không chỉ là nhà thơ, Thanh Hải còn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho cách mạng miền Nam. Bởi vậy, những vần thơ của ông vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ, rắn rỏi. Hình ảnh người lính và người nông dân hiện lên với hai chiến lược quan trọng nhất của đất nước là chiến đấu và sản xuất đều vô cùng mạnh mẽ, “hối hả” và “xôn xao”.

“Mùa xuân người cầm súng – Lộc dắt đầy trên lưng”. Đây là hai câu thơ miêu tả mùa xuân của những người lính đang xung phong ra trận và tập huấn giữa rừng xanh. Để tránh địch không phát hiện được mình, những chiến sĩ phải ngụy trang với các nhành cây xanh. Những chiến sĩ đó như mang cả mùa xuân ra chiến trường bảo vệ tổ quốc.

“Mùa xuân người ra đồng – Lộc trải dài nương mạ”. Mùa xuân ở tuyến hậu phương chính là hình ảnh những người nông dân ra đồng. Mùa xuân về khắp trên các nương mạ với màu xanh tươi nhờ vào sức lao động mỗi ngày của mọi người. Mùa xuân nho nhỏ đã thể hiện được hình ảnh của cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế hừng hực, rộn ràng.

 Mùa xuân của những người lính ra trận
Mùa xuân của những người lính ra trận

Mong ước đất nước phát triển, hòa bình của tác giả

Sau những khó khăn, vất vả mà đất nước đã phải gánh chịu, tác giả mong muốn quê hương cứ thế “đi lên phía trước”. Tổ quốc ta đã biết bao lần chịu sự dày vò của giặc ngoại xâm, từ thời các các vua hùng đến triều đại phong kiến và ngay cả hiện đại. Dù trong hoàn cảnh nào, quân và dân ta vẫn luôn một lòng gắng sức bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đất nước nhờ vậy luôn được bảo vệ vững chắc. Các chiến công quân và dân ta lập được như những vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời. Để khi nhìn lại, chúng ta vẫn luôn thấy biết ơn và tự hào về những chiến công rực rỡ đó của các thế hệ cha anh xưa.

Cho tới thời điểm hiện nay, đất nước vẫn không ngừng phát triển. Với bề dày lịch sử 4000 năm, đất nước như được tiếp thêm sức mạnh để phát triển, hướng đến tương lai tươi sáng mà không gì có thể ngăn cản được. Từ một mùa xuân nho nhỏ tác giả đã hướng độc giả đến với “mùa xuân” lớn của toàn đất nước.

 Đất nước luôn phát triển mạnh mẽ
Đất nước luôn phát triển mạnh mẽ

Mong muốn được cống hiến cho đất nước của tác giả

Những khổ thơ cuối của mùa xuân nho nhỏ, tác giả đã bộc lộ hết nỗi niềm tha thiết được dâng hiến tài năng, sức lực nhỏ bé của mình cho đất nước. Tác giả muốn được hòa vào mùa xuân chung của đất nước để tô vẽ thêm nét đẹp cho quê hương. 

“ Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhà thơ ước mình được trở thành chú chim nhỏ, cành hoa tươi để mang đến tiếng hót vang và màu sắc tô điểm cho quê hương. Khi cả hai nét đẹp này hòa quyện lại với nhau sẽ tạo thành “một nốt trầm xao xuyến”. 

Khi còn trẻ hay lúc về già đều không thay đổi mục đích. Dù bản thân có nhỏ bé bao nhiêu thì tác giả cũng muốn đóng góp một phần sức lực vào mùa xuân chung của đất nước. Đó là mong ước thủy chung suốt cả một cuộc đời ngay cả khi tuổi 20 hay đã trở thành người già tóc bạc.

 Mong muốn được cống hiến của tác giả cho đất nước
Mong muốn được cống hiến của tác giả cho đất nước

Để rồi kết thúc bài thơ là những âm điệu nhẹ nhàng của xứ Huế. Những điệu hò “Nam ai”, “Nam bình” đặc trưng của xứ Huế như ẩn sâu vào từng câu thơ trong đoạn kết của bài. Điều này còn thể hiện được tình yêu quê hương, niềm tự hào là người con xứ Huế của tác giả.

Những vần thơ của bài mùa xuân nho nhỏ như nói lên tình yêu thương quê hương đất nước của tác giả. Đồng thời thông qua đó còn thể hiện được niềm khát khao muốn cống hiến sức lực mình cho tổ quốc, quê hương. Đặc biệt, bài thơ được tác giả sáng tác vào những ngày gần cuối đời, khiến chúng ta càng thấy trân trọng hơn tấm lòng của nhà thơ.

Xem thêm:


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Shopee siêu sales
Sách cùng danh mục
Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam nổi tiếng với cách viết văn đậm chất thơ không theo cốt truyện, song ông không bao...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của đất nước....

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài....

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều thể...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ của ông luôn nhẹ nhàng,...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải

Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng...

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

“Truyện Kiều” là một tác phẩm thấm nhuần tinh thần nhân đạo, với tiếng thương từ ngàn đời...

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của thi sĩ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh được xem là người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ ca hiện đại Việt từ sau 1945. Thơ...

Sách đọc nhiều nhất
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...