Góc Suy Ngẫm: Thiện Lương Và Thông Minh

Trong cuộc sống ngày nay, người ta thường trân trọng sự tốt bụng, thiện lương, hơn là sự tài sự tài trí mà không có được một "nhân cách tốt". Nhưng cuộc tranh luận giữa tài và đức chưa bao giờ là đơn giản...

Góc Suy Ngẫm: Thiện Lương Và Thông Minh - Góc Suy Ngẫm: Thiện Lương Và Thông Minh Thiện lương là một loại trí tuệ, thông minh cũng vậy
Thiện lương là một loại trí tuệ, thông minh cũng vậy

Nhà sư, cậu bé, và con bướm

Người ta nói lương thiện là một loại trí tuệ, thông minh cũng vậy. Có những người rất thông minh nhưng chưa hẳn họ đã lương thiện. Đối với tôi người có chỉ số IQ (thông minh) và EQ (cảm xúc) cao nhất chắc chắn là người ứng xử lương thiện thực sự khéo léo, sâu sắc trong nhiều tình huống. Để cụ thể hóa cho lí tưởng sống này, tôi sẽ kể lại một câu chuyện mà bản thân thấy rất tâm đắc:

Một vị sư lên rừng lấy củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm. Vị sư sau một lúc quan sát cậu, đến gần và hỏi:

- Trên tay con cầm gì thế?

Cậu bé láu cá đáp:

- Đố sư biết đó. Nhưng nếu sư nói sai, nhà sư phải mất cho con bó củi nhé

- Một con bướm đã chết đúng không?

- Ha ha.. sai rồi, con bướm còn sống nhé sư!

Nói rồi cậu tung cho con bướm bay lên trời. Vị Sư cười nhẹ nói: "Củi của con đây, cầm về đi!”

Cậu bé hí hửng đem bó củi về khoe cha. Người cha tái mặt bước đến nhéo tai cậu con: “Đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi người ta ngay.”Cậu bé vừa đi vừa hét lên: "Thế nhưng con là người thắng mà cha?”

Đến chùa hai cha con chắp tay xin lỗi, vị sư chỉ nhẹ mỉm cười gật đầu. Trên đường về cậu bé vẫn hậm hực. Người cha nhẹ nhàng nói: "Nếu sư nói con bướm còn sống, con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu ngài ấy đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó.”

Cậu bé lặng lẽ cúi đầu.

Bằng sự láu cá và thông minh, cậu bé đặt ra câu hỏi dù ai có trả lời như thế nào, cậu vẫn là người đúng. Làm sao chúng ta và nhà sư biết được con bướm còn sống hay chết? Và nếu như câu trả lời của nhà sư trùng khớp với hiện trạng của con bướm thì điều tệ nhất đã xảy ra. Cuối cùng, tấm lòng lương thiện của nhà sư có sức mạnh cảm hóa, thay đổi người khác theo chiều hướng tích cực.

Càng thông minh càng cần lương thiện

Trong cuộc sống, điều chúng ta có thể tiếp nhận là tri thức, trong khi lương thiện thì không - điều mà chúng ta cần dung dưỡng từng ngày. Bởi lương thiện không phải là một loại lý thuyết, mà là sự hòa hợp giữa suy nghĩ và hành vi, là bản chất nguyên thuỷ của con người.

Người ta cho rằng càng hiểu biết nhiều thì càng thông minh, càng thông mình thì càng biết thu vén cái lợi cho mình, như thế cuộc sống sẽ ngày càng sung sướng, hạnh phúc. Nhưng càng thông minh, khôn khéo, càng tư lợi, một số con người lại đánh mất sự lương thiện thuần khiết vốn có của mình, mất đi phần người bên trong chính mình.

 Càng khôn khéo, chúng ta càng dễ đánh mất sự lương thiện của bản thân
Càng khôn khéo, chúng ta càng dễ đánh mất sự lương thiện của bản thân

Chúng ta sẵn sàng kết giao với những người lương thiện, tử tế, bởi họ đem lại cho người khác cảm giác yên tâm và sự tin tưởng, những điều cần thiết cho một mối quan hệ tốt đẹp.

Càng lương thiện càng cần thông minh

Nhưng để sống lương thiện và làm một người lương thiện thật sự khó.

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu rằng muốn lương thiện và thông minh thực sự khó khăn, cho đến khi trải nghiệm những câu chuyện ở xã hội ngoài kia. Từ những cú lừa gạt ngoạn mục, những màn đóng kịch, diễn như không diễn của những kẻ tham lam giả làm người ăn xin, bệnh tật,.... Và nếu không có sự can thiệp của những người chạy lại vén màn những trường hợp đó, có lẽ sự lương thiện đã mãi bị lợi dụng.

Từ thiện là việc làm thiện lương thường thấy nhất, nhưng cũng là hoạt động thường bị sử dụng để trục lợi
Từ thiện là việc làm thiện lương thường thấy nhất, nhưng cũng là hoạt động thường bị sử dụng để trục lợi

Nhưng nếu là một người có nội tâm thiện lương, tĩnh lặng sẽ thông minh sáng suốt và bạn có thể làm bất kể sự việc gì bằng cả tấm lòng mình mà không hề đắn đo, hối tiếc.

Chúng ta đang luôn phải mang suy nghĩ cẩn trọng rằng lương thiện nên đi cùng lý trí như thế nào đây? Khi nào nên làm người tốt, tốt như thế nào và tốt với ai? Hiền lành tử tế mà không đúng người, đúng lúc chỉ nhận lại sự coi thường thay vì lòng biết ơn.

Không những vậy, bản thân có thể là mục tiêu của những kẻ xấu chăng? Nếu bạn luôn sẵn sàng cho đi, người khác sẽ nghĩ đó là điều hiển nhiên? Một loạt các suy nghĩ nảy ra trong đầu bạn. Đúng, bạn có thể rất lương thiện nhưng tuyệt đối không được buông lỏng cảnh giác với xã hội này, để đỡ gặp phiền phức, khó xử. Bởi vì, trong thời đại mà lừa lọc, giả dối đang lên ngôi hiện nay - Thạch Sanh thì ít, Lý thông thì nhiều, ông cha ta vẫn dạy “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Đầu óc cần linh hoạt một chút, quan sát lời nói và sắc mặt để đoán xem người đó như nào, khôn ngoan ứng xử phù hợp ở từng con người, từng bối cảnh.

Lương thiện trong mù quáng. Không phải lúc nào cũng thương hại, chỉ cần người ta rơi nước mắt là trái tim của chúng ta vội vàng xót thương, khoan dung mà quên mất lỗi lầm họ từng gây ra cho mình để bản thân phải gánh chịu chi chít những vết thương ở sâu tận đáy lòng. Khi chúng ta chấp nhận và thấu hiểu cho những khuyết điểm của người khác, nhưng sau đó mới phát hiện ra họ thực chất là một kẻ độc ác, vậy chúng ta cần cương quyết từ bỏ, không thể tiếp tục dung thứ cho họ được nữa. Người thông minh họ nhớ rất kỹ: “Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”, lương thiện tất nhiên không phải là điều xấu, nhưng lương thiện cũng như tình cảm giữa những con người, cần đúng người và đúng thời điểm.

“Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”
“Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”

Thiện lương không sai, nhưng nó nên đi kèm sự tinh tường và một góc nhìn khách quan. Lương thiện cần có đầu óc, khoan dung phải có giới hạn, đáng tức giận hãy cứ tức giận, nên lạnh lùng thì hãy lạnh lùng. Lúc nào cũng cả nể nhượng bộ, người ta sẽ "ăn mày mà đòi ăn xôi gấc. Ăn chực đòi ăn bánh chưng". Hãy để lòng lương thiện của bạn dành cho những người biết cảm ơn, trân trọng. Vì thông minh là một dạng bẩm sinh, còn lương thiện là một dạng lựa chọn, hãy tùy cơ ứng biến.

Xem thêm:

Nguồn: Bookiee.Org - Sách là niềm vui (https://www.bookiee.org/post/thien-luong-thong-minh)


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Shopee siêu sales
Sách cùng danh mục
Chất lượng cuộc sống -  Biết đủ cho cuộc sống yên và vui

Chất lượng cuộc sống - Biết đủ cho cuộc sống yên và vui

Dù là tỷ phú hay kẻ hành khất đều cần một cuộc sống yên và vui. Yên trong tâm và vui với những người...

Sách đọc nhiều nhất
Chất lượng cuộc sống -  Biết đủ cho cuộc sống yên và vui

Chất lượng cuộc sống - Biết đủ cho cuộc sống yên và vui

Dù là tỷ phú hay kẻ hành khất đều cần một cuộc sống yên và vui. Yên trong tâm và vui với những người...

Góc Suy Ngẫm: Thiện Lương Và Thông Minh

Góc Suy Ngẫm: Thiện Lương Và Thông Minh

Người ta thường nói thông minh là thiên phú, còn lương thiện là sự lựa chọn. Nhưng rồi đến một...