Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

Tôi biết tới Nguyễn Bính trước khi đọc Ba đỉnh cao thơ Mới. Không biết vô tình hay cố ý mà tôi trót yêu ngay hồn thơ Nguyễn Bính, cái giọng quê mùa, chất phác mà đậm ý vị trữ tình. Sau này khi đọc sách của Chu Văn Sơn, tôi mới biết ông mệnh danh là thi sĩ của thương yêu, cai trị dòng thơ quê. Đọc kĩ lại tôi mới nghiền ngẫm được điều đó.

Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

1. Vài nét về Nguyễn Bính

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Nguyễn Bính có một tuổi thơ không mấy may mắn khi mồ côi mẹ từ nhỏ, gia đình túng thiếu, nghèo khổ. Tuy nhiên với tinh thần ham học hỏi, ông đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sống và khám phá nhiều điều mới mẻ. Ông tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 tại Nam Bộ. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc sau đó về quê hương Nam Định làm cán bộ đến năm 1966 thì mất.

Nguyễn Bính làm thơ từ rất sớm để lại cho đời khá nhiều tác phẩm như: bài Cô hái mơ, tập thơ Tâm hồn tôi, Bóng giai nhân. Khi ông mất cũng là lúc Bài thơ quê hương được xuất bản và in ấn.

2. Nguyễn Bính – nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm

Nói thơ Nguyễn Bính quê là không hoàn toàn chính xác, bởi ở đây, quê hương, vùng quê là cảm hứng sâu đậm trong tác phẩm của ông. Tô Hoài cũng từng chia sẻ “… Chỉ có quê hương mới tạo được từng chữ từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỷ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt kia đằm lên, ngây ngất nhớ thương, day dứt không thể yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình quê tuyệt vời của Nguyễn Bính.”

Thơ Nguyễn Bính gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Từ người già đến người trẻ, từ thành thị đến thôn quê ít nhiều đều biết đến thơ ông. Những bài thơ bất hủ đã được phổ thành khá nhiều bài hát nổi tiếng. Chẳng hạn trong bài thơ Chân quê đã được nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành ca khúc Hương gió đồng nội.

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với những vần thơ như vậy, đến lúc mất đi vẫn để lại cho đời Bài thơ quê hương da diết:

...Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang...”

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang…

Những câu chuyện cổ tích, dường như đi vào thơ ông một cách tự nhiên đến lạ. Trong cái khung cảnh quê hương nó còn chất chứa cái tình quê đậm đà. Đối với Nguyễn Bính cảnh hay chuyện chỉ là cái nền, là phương tiện để đi vào thế giới bên trong của con người, để cất lên mong ước và nỗi đau của họ, giải tỏa những ẩn uất.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

(Tương tư)

Cuộc đời tha hương đất khách quê người, bôn ba lăn lộn nhiều nơi, có lẽ cuộc đời ông không mấy thân thuộc với làng quê. Thế nhưng cái chất quê lại đi vào thơ ông sâu sắc đến là. Hồn quê, tình quê cứ in đậm, cứ phảng phất hầu khắp các bài thơ Nguyễn Bính, làm nên cái da diết của tiếng thơ ông. . Cái gì đã là thiên định, tiền định rồi thì trở thành hồn cốt không thể dứt ra được. Nó cứ gắn bó, theo đuổi suốt một đời làm thơ.

Ngoài ra có thể thấy được trong thơ Nguyễn Bính còn đi với những cảnh ngộ dở dang, thân phận lỡ làng. Lăn lộn trên trường đời từ khi còn trẻ, thấm thía nỗi đau của sự chia xa, đó cũng là chất men xúc tác của tâm hồn người thi sĩ. Hình ảnh một người đi “Không biết về đâu, nghĩ ngợi gì/ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ/ Một mình làm cả cuộc phân ly” đã khiến người đọc ấn tượng, khắc khoải, nhớ thương. Không thấm thía đến tận cùng nỗi bơ vơ, lẻ loi của cá thể giữa dòng đời sẽ không tạo dựng nổi trong thơ cái bóng lẻ như thế

Đọc đôi dòng bài thơ của Nguyễn Bính, ta càng thấm thía hơn sự chất phác thật thà, tình yêu quê hương, yêu cuộc sống tha thiết đến đắm say. Nỗi nhớ quê, sự cô đơn, và tâm hồn nhạy cảm đã tạo nên. “Một hồn thơ quê mùa như Nguyễn Bính”. Và cũng từ đó trong thi đàn thơ ca Việt Nam đã xuất hiện thêm một nhà thơ Mới, nằm trong số những đỉnh cao thơ Mới thời bấy giờ.

Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như


*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền - Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: Reader.com.vn

Từ Sách Đến Đời
Sách cùng danh mục
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Dù thân phận nữ nhi song, Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tài năng của mình không thua kém bất cứ bậc nam...

Những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới

Những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới

Phong trào thơ mới đã diễn tả trọn vẹn cái men say ngây ngất mà mùa xuân đã đem đến cho con người....

Những bài thơ hay và lãng mạn nhất về tình yêu

Những bài thơ hay và lãng mạn nhất về tình yêu

Tình yêu luôn mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà thơ, nhà văn bởi tình yêu là một...

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Đất nước - Dáng hình của nhân dân

Đất nước - Dáng hình của nhân dân

Đất nước là cội nguồn của văn học, là cái nôi nuôi dưỡng bao thế hệ. Viết về đất nước, Nguyễn...

Chiếc lá cuối cùng - Khi nghệ thuật là vị con người

Chiếc lá cuối cùng - Khi nghệ thuật là vị con người

Chiếc lá cuối cùng – bức tranh phản ánh cuộc sống của những họa sĩ nghèo. Kiệt tác của lòng trắc...

Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Những chi tiết đắt giá trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Chí Phèo một tác phẩm xuất sắc nhất, truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao được đánh giá là...

Sách đọc nhiều nhất
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...