Khái niệm và đặc điểm truyện ngụ ngôn là gì?
Trong bài này dưới đây Reader sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Khái niệm, Nguồn gốc, Đặc trưng của Truyện ngụ ngôn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Khái niệm
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người.
– “Ngụ ngôn”: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
– “Truyện ngụ ngôn”: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn
Một bộ phận truyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ truyện kể loài vật. Đến khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Đặc trưng của truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):
Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
Nội dung chính của truyện ngụ ngôn
- Đả kích giai cấp thống trị: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...
- Phê phán thói hư tật xấu của con người: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo…
- Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống: Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo…
Nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngụ ngôn
1. Cốt truyện và kết cấu
Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu.
Kết cấu ngắn, ít tình tiết.
2. Nhân vật
Nhân vật đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người, thần linh đến loài vật, cây cỏ…
Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập: thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn…
3. Biện pháp ẩn dụ
Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc.
Các loài vật trong truyện ngụ ngôn có thể ẩn dụ cho một loại người trong xã hội như cáo xảo quyệt, mèo giả dối …
Một số truyện ngụ ngôn đặc sắc
1. Con quạ thông minh
Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây.
Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ được đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại.
Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. Lập tức, nó dùng mở gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình.
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi thấy công sức của mình đã có kết quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi.
Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn chúng ta nhất định không được từ khuất phục trước nó mà phải tìm cách vượt qua
2. Lừa và ngựa
Có chú Lừa đi cùng một con Ngựa trông sang trọng bảnh bao lắm. Trên lưng ngựa chỉ có bộ yên thồ hàng, còn trên lưng Lừa lại chồng chất hàng hóa nặng đến mức nó không chịu nổi. Lừa cầu xin Ngựa chia sẻ giúp nó một chút gánh nặng nếu không nó sẽ chết gục trước khi tới được thành phố. Nó nói:
Cầu xin anh giúp tôi với, một nửa gánh nặng này đối với anh cũng chỉ như trò đùa thôi.
Ngựa ta nghe xong từ chối thẳng thừng, thậm chí còn phì một tràng hơi vào mặt anh bạn đồng hành.
Lừa không chịu thêm được gánh nặng trên vai, nó đã gục ngã. Sau đó, con ngựa đã phải chở toàn bộ số hàng, và còn thêm cả bộ da lừa nữa.
Bài học rút ra: Đã là bạn bè thì chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
3. Lừa và Hổ
Thời xưa, ở vùng Quý Châu không có Lừa. Có một người hay làm việc tốt đã chở một con Lừa đến đây bằng thuyền. Sau đó, ông ta mới phát hiện ra rằng ở đây hầu như không có việc gì cần đến Lừa. Thế là ông ta thả Lừa vào rừng.
Một hôm, có một con Hổ đi dạo ở trong rừng. Từ xa, Hổ đã trông thấy Lừa. Lần đầu tiên nhìn thấy một con vật cao lớn như vậy, Hổ nghĩ Lừa chắc hẳn phải là một kẻ có bản lĩnh cao cường. Mặc dù bản thân là “Vua rừng xanh”, nhưng Hổ vẫn không dám coi thường. Thế là Hổ nấp ở một chỗ bí mật quan sát. Khi nó nhận thấy Lừa không phải là mối đe dọa quá lớn đối với mình, nó liền chầm chậm tiến tới, muốn kết bạn với Lừa. Lừa thấy có một kẻ to gan lớn mật xuất hiện trên lãnh thổ của mình, liền kêu lên một tiếng. Từ tiếng kêu mà suy thì Lừa rõ phải là một kẻ hùng mạnh. Hổ bị một phen khiếp đảm, tưởng Lừa định tấn công mình, sợ hãi chạy trốn. Nhưng Hổ chạy đi rồi mới nhận ra Lừa không hề đuổi theo, mà vẫn nhởn nhơ gặm cỏ ở chỗ cũ. Sau nhiều lần quan sát, Hổ phát hiện ra Lừa không hề có bản lĩnh gì đặc biệt, và nó cũng không còn sợ tiếng kêu của Lừa nữa.
Hổ càng ngày càng tiếp cận Lừa gần hơn. Khi Lừa đang ăn cỏ, nó chạy tới chạm nhẹ vào Lừa, hoặc khi Lừa đi dạo thì Hổ cố ý đi qua va vào Lừa.
Hổ liên tục thử thách sự kiên nhẫn của Lừa. Lừa vô cùng tức giận, lần nào cũng giơ móng guốc đá Hổ.
Dâ dần, Hổ biết rằng bản lĩnh lớn nhất của Lừa chỉ là móng guốc để đá đối phương. Nó mừng rỡ phi vọt lên xông vào Lừa, gầm lên một tiếng và cắn chết Lừa.
Bài học rút ra: Phải biết tin tưởng và khả năng của mình, dám đấu tranh và giỏi đấu tranh thì không gì là không thể chiến thắng.
Xem thêm:
Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Hãy cùng Reader tìm hiểu khái quát văn học dân gian Việt Nam và khám phá các thể loại Văn học dân gian...
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà tiên tri lỗi lạc của Việt Nam
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược,...
Đặc điểm của thể hát nói, thể loại hát nói có gì đặc biệt
Tìm hiểu về thể thơ hát nói, số chữ trong bài hát nói,luật bằng trắc và các gieo vần trong trong bài...
Ý nghĩa của Sự tích hồ Ba Bể
Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện dân gian mang đầy ý nghĩa nhân văn, dạy con người phải...
Ý nghĩa truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy câu chuyện đã để lại bài học lịch sử...
Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam
Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...
Truyện ngụ ngôn Chó sói và bảy chú dê con
Câu chuyện Chó sói và bảy chú dê con được rất nhiều trẻ nhỏ trên thế giới yêu thích. Truyện...
Ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng
Thánh Gióng là tác phẩm rất hay, không phải đơn giản mà nó trở nên bất hủ, đấy là một tác phẩm...
Những mẩu truyện cười dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa nhất
Truyện cười Việt Nam (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn,...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện cậu bé Tích Chu
Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các...
Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam
Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ đời này...
Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé
Truyện cổ tích có lẽ đã gắn liền với biết bao thế hệ trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn trên...
Top 10 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé
Kể chuyện cổ tích cho bé trước khi ngủ là một thói quen tốt, top 10 truyện cổ tích hay nhất mà mẹ...
Ý nghĩa Truyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho
Truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop, một câu chuyện...
Review xem nhiều
Review mới nhất