Ếch ngồi đáy giếng
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” dùng để phê phán những người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tỏ ra mình rất giỏi giang.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Ếch ngồi đáy giếng
Con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên bầu trời và nó chỉ thấy bầu trời chỉ to bằng cái miệng giếng thế nên nó cho rằng chả có gì ghê gớm. Thực tế cái mà ếch thấy chỉ là bầu trời thu nhỏ trong miệng giếng chỉ vì suy nghĩ nông cạn mà Ếch phải nhận lấy cái kết cay đắng cho bản thân.
Khi lần đầu được rời khỏi cái miệng giếng nhỏ bé đáng lẽ ra Ếch phải nhận ra rằng thế giới ngoài kia rộng lớn bao la và hắn ta cần phải học hỏi nhiều thứ khác. Thế nhưng vì suy nghĩ ngông cuồng, đi đâu cũng không thèm nhìn ai và để ý đến xung quanh thế nên hắn đã bị trâu dẫm bẹp.
Thế giới rộng lớn, kiến thức mênh mông như đại dương, sự hiểu biết của chúng ta thì giống như giọt nước thế nên chúng ta phải không ngừng học hỏi. Thói huênh hoang, kiêu ngạo sẽ biến chúng ta trở thành một kẻ không biết tự lượng sức mình. Có thể bạn giỏi giang thế nhưng đừng quên rằng “Núi cao còn có núi cao hơn” đừng lúc nào cũng tự cho rằng mình là giỏi nhất. Chẳng có một ai thích giao lưu và kết bạn cùng một kẻ thích khoe khoang, kiêu ngạo. Trong khi sự hiểu biết của bản thân chẳng đến đâu, lúc nào cũng tỏ vẻ thông thái chỉ khiến cho mọi người thêm chán ghét bạn mà thôi.
Bài học đắt giá từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
Sự kiêu ngạo của chú Ếch đã đổi lấy mạng sống của chính mình, đây là lời nhắc nhở tất cả chúng ta. Sống ở đời phải biết vị trí đứng của mình ở đâu, phải biết khiêm nhường, không kiêu ngạo. Chúng ta sẽ chẳng thể nhìn thấu lòng người, thế nên hãy khiêm tốn thay vì thể hiện, bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết được đối phương là người như thế nào.
Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đều quý mến những người giỏi nhưng khiêm tốn còn khi gặp được ai đó “thùng rỗng kêu to” bạn sẽ ngán ngẫm chỉ mong họ nhận được bài học để bỏ thói huênh hoang. Những kẻ suy nghĩ nông cạn mới luôn vỗ ngực xưng ta đây giỏi giang, kết quả nhận lại là sự khinh miệt của người xung quanh.
Học, học nữa, học mãi
Khi rời ghế nhà trường rồi không phải là chúng ta không cần phải học nữa mà lúc này đây bạn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa từ “trường đời”. Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” như đang nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải không ngừng học hỏi, dù ở bất cứ vị trí nào, ở bất cứ nơi đâu cũng cần phải học hỏi. Chỉ có kiến thức mới giúp chúng ta không bị tụt hậu so với thời đại, giúp chúng ta sống tốt hơn mỗi ngày.
Ở mãi trong nhà không thể giúp bạn có nhiều trải nghiệm, hãy cứ làm đi thì bạn mới biết mình có thể đi đến đâu và mình sẽ trở thành người như thế nào. Ở mãi một vị trí sẽ khiến cho bạn dễ cảm thấy nhàm chán, đặc biệt sự trải nghiệm sẽ giúp bạn hiểu ra sự hiểu biết của bạn rất nhỏ bé. Chúng ta cần phải học và tiếp thu rất nhiều kiến thức từ nhiều người thành công, hình thành thói quen tốt của họ. Không ai vừa mới sinh ra đã trở thành người thành công, mọi thứ đều được rèn luyện qua thời gian. Đừng vội vàng, đừng nản chí, rồi bạn sẽ thành công nếu bạn kiên trì.
Lời kết
Câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” khiến cho chúng ta nhận ra bài học đó là thứ chúng ta hiểu biết vô cùng nhỏ bé. Thế nên lúc nào bạn cũng phải trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ sách vở và mọi người xung quanh.
Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!
Một con ngựa đau chỉ một cá nhân riêng biệt còn “cả tàu” là một tập thể lớn. Khi một con ngựa...
Câu thành ngữ “Tiền trảm hậu tấu” ý muốn nói làm việc tùy tiện, vô tổ chức sau đó mới báo...
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn ý muốn nói trên đời này không ai là giỏi nhất thế nên bạn cần phải...
Im lặng là vàng câu thành ngữ này ý muốn nói đôi khi im lặng chính là sự lựa chọn tốt nhất để...
Chó chui gầm chạn ý chỉ những người đàn ông ở rể phải chịu cảnh tủi nhục, không có tiếng nói...
Bằng mặt không bằng lòng là câu thành ngữ dùng để chỉ những người ghét nhau trong lòng nhưng bên ngoài...
Cần cù bù thông minh nghĩa là gì? Cần cù có chắc là thành công?
Cần cù bù thông minh, cần cù bù siêng năng là gì? Phân tích câu thành ngữ “Cần cù bù thông minh” sẽ...
Cầu được ước thấy có nghĩa là vừa cầu mong điều gì đó ngay lập tức nó trở thành hiện thực....
Ý nghĩa câu tục ngữ sông có khúc, người có lúc
Sông có khúc người có lúc muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ...
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Câu tục ngữ “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” có nghĩa là nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một...
Đẽo cày giữa đường là gì?
“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác...
Học thầy không tày học bạn
“Học thầy không tày học bạn” nhắc nhở chúng ta nên học tập ở mọi lúc mọi nơi chứ không nên...
Giàu vì bạn sang vì vợ
Câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của người vợ và...
Đứng núi này trông núi nọ
“Đứng núi này trông núi nọ” là câu thành ngữ phê phán những người đang đứng ở núi này mà lại...
Review xem nhiều
Review mới nhất