Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Rừng Xà Nu
Tác phẩm được sáng tác 1965, khi giặc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, cả nước sôi sục không khí đánh Mĩ. Tác phẩm ra đời lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (1965), sau đó in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong văn học cách mạng Việt Nam, mang đậm văn hóa miền Nam. Tác phẩm đã theo sát bước chân của cách mạng, của lịch sử dân tộc để vẽ nên một bức tranh toàn thể về cuộc chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên. Với những chi tiết đặc sắc, tác phẩm xứng đáng là một trong những bài ca bất hủ trên nền văn học nước nhà.
- Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
- Chùm ca dao tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước
- Đất nước - Dáng hình của nhân dân
Chi tiết đôi bàn tay của T nú
Đây là một trong những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất không chỉ đối với tác phẩm này mà cả với văn học cách mạng. Một chi tiết không thể không khiến người đọc phải rơi những giọt nước mắt. Miêu tả về đôi bàn tay của T nú, Nguyễn Trung Thành đã viết: “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.” Đôi bàn tay của T nú trước hết hiện hình cho những đau thương, mất mát của dân tộc trước bom đạt. Đó là nỗi đau về thể xác, về tâm hồn, những nỗi đau ăn mòn cả tâm hồn con người, khiến họ phải quằn quại trong đau đớn mà chết dần chết mòn. Chi tiết mười ngón tay của T nú bốc cháy còn là hình ảnh biểu tượng cho tội ác của giặc Mỹ.
“Mười đầu ngón tay Tnú đều cụt một đốt. Mẹ con Mai chết còn Tnú thì bị giặc bắt tra tấn. Bọn thằng Dục tàn nhẫn tẩm dầu xà nu vào giẻ rồi quấn giẻ lên mười đầu ngón tay anh, đốt cháy rừng rực.”
Mười đầu ngón tay bị mất là minh chứng rõ ràng nhất cho những tội ác không thể tha thứ của giặc Mỹ, cũng như sự tàn khốc của chiến tranh. Chúng đốt bàn tay Tnú trước hết là để trả thù, hành hạ kẻ đã dám cầm súng chống lại chúng, sau nữa là để đe dọa dân làng khiến họ run sợ mà không dám nổi dậy "đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây!”
Nhưng cũng bàn tay đó, đôi bàn tay đã cầm phấn nỗ lực học tập, đã cầm giáo để đánh giặc. Chi tiết này không chỉ tượng trưng cho những đau thương, mà còn tượng trưng cho ý chí quyết tâm đánh giặc, trái tim căm thù và đầy sục sôi trước kẻ thù. Nỗi đau lớn đến mức Tnú có cảm giác cả thân thể anh bị thiêu đốt nhưng anh quyết không kêu van. Khi cả nỗi đau và lòng căm thù lên đến đỉnh điểm, Tnú thét lên một tiếng, tiếng thét của anh lập tức vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Dân làng Xô Man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã đồng loạt nổi dậy. Mười đầu ngón tay Tnú trở thành bó đuốc sống không những không làm nao núng tinh thần của người dân như kẻ thù mong muốn, ngược lại, nó cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho người dân. Nó thể hiện sức mạnh quật cường của người dân, ý chí phi thường không gì có thể quật ngã được, đánh dấu giai đoạn đấu tranh mới của dân tộc, từ chịu đựng sang chiến đấu.
Chi tiết lời nói của cụ Mết
Cụ Mết là người thuật lại câu chuyện của T nú, trong âm vang của không khí sử thi, song, có một câu nói được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, như một lời nhắn nhủ vô cùng quan trọng gửi đến thế hệ trẻ: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Câu nói này thể hiện sự thay đổi về nhận thức của người dân nơi đây, họ không còn chịu đựng sự đàn áp của giặc trong lo sợ, họ không còn chấp nhận kiếp sống nô lệ dưới ách thống trị của giặc Mỹ, họ nhận thức được sức mạnh to lớn của chính bản thân mình, biết được vai trò của cá nhân mình trong cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc. Và như vậy, họ nhận thức được đã đến lúc phải đứng dậy đấu tranh vì độc lập tự do, vì hạnh phúc của dân tộc.
Chi tiết này cũng thể hiện triết lý muôn thuở, đó là phải dùng bạo lực vũ trang, để chiến đấu với giặc ngoại xâm, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, không thể trông chờ vào thứ vũ trang cải lương, dựa vào tình thương của giặc. Muốn giành được độc lập, hạnh phúc phải đấu tranh, có thể tương quan lực lượng giữa các bên có sự chênh lệch lớn, nhưng dân tộc ta đã chiến đấu bằng tất cả những gì chúng ta có, bằng mọi loại vũ khí, bằng tất cả tâm hồn, trái tim, ý chí quyết thắng. Phải đấu tranh mới đạt được kết quả, cuộc chiến của chúng ta là chính nghĩa, đó là nỗ lực bảo vệ từng tấc đất của ông cha ta để lại, dân tộc ta là một, nước Việt Nam ta là một.
Chi tiết T nú tự ghì đá vào đầu chảy máu
Đây là hành động của T nú khi học chữ thua Mai, anh đã tự đập vào đầu mình đến mức chảy máu. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn của T nú rất cao, anh không chấp nhận việc mình thua kém người khác. anh ngay thẳng trung thực với chính lòng mình, cái nét ấy của Tây Nguyên thấm đẫm trong anh từ ngôn ngữ tới hành động, Tnú hiểu rằng chỉ có cái chữ của Đảng dạy cho, của anh Quyết dạy cho nó mới có thể viết hết những gì trong bụng mình suy nghĩ, có thể được giác ngộ lý tưởng cách mạng và lãnh đạo buôn làng chống lại kẻ thù.
Chi tiết này còn thể hiện sự quyết tâm của T nú nói riêng và của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, những con người quật cường không chấp nhận số phận, không chấp nhận thua thiệt, và luôn luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thiện mình. Việc tự ghì đá vào đầu của T nú đã khẳng định mong muốn được vào Đảng và phục vụ cách mạnh của anh lớn đến nhường nào. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng đã thể hiện T nú có những phẩm chất của một người chiến sĩ gan góc từ nhỏ, sẵn sàng hi sinh để phục vụ tổ quốc.
Rừng xà nu là tác phẩm mang đậm chất sử thi, âm vang trong tác phẩm là giọng điệu anh hùng ca, tráng lệ và mạnh mẽ. Với những chi tiết đặc sắc, tác phẩm đã thành công đem đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống chiến đấu và bảo vệ tổ quốc của người dân Tây Nguyên
Thảo Nguyên
Thạch Lam - Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế
Tôi phải gọi Thạch Lam là người kể chuyện tài ba. Cách kể chuyện của ông lúc nào cũng mang một giọng...
Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...
Nguyễn Bính - Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm
Thơ Nguyễn Bính gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân. Từ người già đến người trẻ, từ thành thị...
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
Dù thân phận nữ nhi song, Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tài năng của mình không thua kém bất cứ bậc nam...
Những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mới
Phong trào thơ mới đã diễn tả trọn vẹn cái men say ngây ngất mà mùa xuân đã đem đến cho con người....
Những bài thơ hay và lãng mạn nhất về tình yêu
Tình yêu luôn mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà thơ, nhà văn bởi tình yêu là một...
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...
Đất nước - Dáng hình của nhân dân
Đất nước là cội nguồn của văn học, là cái nôi nuôi dưỡng bao thế hệ. Viết về đất nước, Nguyễn...
Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
Văn học là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng tròn ấy, vừa thể...
Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên...
Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là một nhà văn, nhà biên kịch xuất sắc của nền văn học hiện đại. Mặc dù chỉ hoạt...
Những tác phẩm hay nhất viết về hình tượng Đất nước
Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn...
Nhà thơ Trần Tế Xương - Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng - trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời...
Review xem nhiều
Review mới nhất